Quy trình thiết kế lắp đặt trạm Gas (LPG)

QUY TRÌNH KIỂM TRA VAN AN TOÀN

QUY TRÌNH KIỂM TRA VAN AN TOÀN

Ký hiệu: QT.40

 

Ngày ban hành  : ….

Lần ban hành    : …

Lần sửa đổi       : ….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biên soạn:

Họ và tên:…….

Ký tên:.....................................

Kiểm tra:

Họ và tên: Phùng Ngọc Lâm

Ký tên:......................................

Phê duyệt:

Họ và tên: Trần Mạnh Quân

Ký tên:.....................................

 


BẢNG THEO DÕI  SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

                                                         

Ngày sửa đổi

Mục, bảng, sơ đồ thay đổi

Phiên bản cũ

T/S/X 1)

Nội dung được sửa đổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1) T- Thêm mới, S - Sửa đổi, X - Xoá

  

Lời nói đầu

 

Quy trình kiểm tra van an toàn do Trung tâm kiểmđịnh KTAT khu vực I - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội biên soạn trên cơ sở Tiêu chuẩn TCVN 7915 : 2009  và ban hành theo Quyết Định số:….     /2016/KĐI ngày ….. tháng ….. năm 2016.

 

 QUY TRÌNH KIỂM TRA VAN AN TOÀN

 

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình kiểm tra này quy định về trình tự, thủ tục kiểm travà hướng dẫn những các bước công việc phải thực hiện và những lưu ý trong quá trình thực hiện kiểm tra, hiệu chỉnhvan an toàn (sau đây gọi là kiểm tra hiệu chỉnh van an toàn).

2.Đối tượng áp dụng.

- Kiểm định viên, kỹ thuật viên đã được huấn luyện thực hiện quy trình.

- Các tổ chức, cá nhân sử dụng van an toàn.

3. Tiêu chuẩn áp dụng- Tài liệu viện dẫn.

- TCVN 7915-2009 : Thiết bị an toàn chống quá áp. Phần 1: Van an toàn.

- ASME - API 527 :1991: Thử kín van an toàn.

- TCVN 6155-1956:1996: Bình chịu áp lực- Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.

- TCVN 7704:2007: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật An toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, và sử dụng.

- QTKĐ 04,05,06,07,08,09,13,14,15,16,17,18 /2014-BLĐTBXH thuộc Thông tư số:07/2014/TT- BLĐTBXH ngày 06/03/2014.

4. Thuật ngữ, định nghĩa và chữ viết tắt

- Tài liệu này sử dụng các định nghĩa, thuật ngữ, chữ viết tắt nêu trong các tài liệu tham chiếu ngoài ra còn sử dụng các thuật ngữ sau:

- Áp suất chỉnh đặt (Set pressure): Là áp suất được xác định trước tại đó một van an toàn trong điều kiện vận hành bắt đầu mở ra.

- Áp suất đóng (Reseating pressure): Là giá trị của áp suất tĩnh trên đường vào, tại đó đĩa van được đóng lại hoặc tại đó độ nâng đĩa van bằng không(0).

- Áp suất xả (Relieving pressure): Áp suất lớn hơn hoặc bằng áp suất chỉnh đặt cộng với độ quá áp.

- Độ chênh áp (Blowdown): Là độ chênh lệch giữa áp suất chỉnh đặt và áp suất đóng của van, thường được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của áp suất chỉnh đặt, trừ trường hợp các áp suất nhỏ hơn 3 bar thì độ chênh áp được tính bằng bar.

- Đường kính miệng vào: Là đường kính lỗ môi chất  vào van.

- Đường kính miệng xả: Là đường kính lỗ thoát của môi chất  ra khỏi van.

5.  Thiết bị kiểm tra:

5.1. Thiết bị đo lường.

Sử dụng chuẩn đo lường áp suất đạt các yêu cầu sau:

- Áp suất thử của van nằm trong khoảng 35% đến 75% thang đo của chuẩn.

- Sai số của chuẩn không lớn hơn 1,5 % giá trị thang đo.

- Đã được kiểm chuẩn và trong thời hạn theo quy định.

5.2. Thiết bị tạo áp:

- Thiết bị tạo áp có áp suất lớn hơn áp suất thử của van.

- Nguồn cung cấp khí nén, khí trơ (Chai chứa không khí nén, chai Nitơ…) có áp suất cao kèm theo van giảm áp phù hợp, ống nối chịu áp lực để nối nguồn tạo áp với van.

- Cho phép sử dụng máy nén khí để tạo áp nhưng phải có bình ổn áp và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành.

5.3 Môi chất truyền áp:

- Môi chất truyền áp có thể là chất lỏng, chất khí và phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Là chất không cháy nổ, độc hại.

- Là chất không gây ăn mòn, ảnh hưởng tới kết cấu, chất lượng của van.

5.  Kiểm tra thiết bị trước khi thực hiện.

- Trước khi thực hiện phải kiểm tra bằng mắt tình trạng của thiết bị đo và tạo áp để khẳng định thiết bị có tình trạng kỹ thuật hoàn hảo.

- Kiểm tra tình trạng van giảm áp, dây dẫn truyền áp , các chi tiết đấu nối.

6.  Điều kiện kiểm tra và yêu cầu về an toàn:

- Các van an toàn không được phép tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng thì sử dụng phương tiện truyền áp là không khí hoặc khí trơ.

- Đối với các van an toàn khác thì sử dụng nước sạch hoặc dầu biến thế.

- Những người không có nhiệm vụ không vào khu vực thử van.

- Khi van đang chịu áp suất không được gõ hoặc va đập vào thân van.

- Không được tạo áp vượt quá áp suất thử quy định của van.

8. Quy trìnhkiểm tra và hiệu chỉnh:

Tiến hành xem xét, kiểm tra, hiệu chỉnh theo các bước sau :

- Chuẩn bị kiểm tra : Mục 8.1

- Kiểm tra quan trắc: Mục 8.2

- Thực hiện phép thử và hiệu chỉnh :  Mục 8.3

8.1 Chuẩn bị kiểm tra

8.1.1. Thông nhất với cơ sở về kế hoạch và các yêu cầu trước khi kiểm tra, hiệu chỉnh tại cơ sở.

8.1.2. Thực hiện giao nhận van khi thực hiện tại cơ quan.

8.1.3. Xác định và thống nhất các biện pháp an toàn với cơ sở trước khi thực hiện kiểm tra. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, trang bị bảo vệ cá nhân, dụng cụ, thiết bị cho quá trình kiểm tra hiệu chỉnh.

8.1.4. Van an toàn phải được vệ sinh sạch sẽ và  ở trạng thái sẵn sàng để kiểm tra hiệu chỉnh.

8.2. Kiểm tra quan trắc.

Thực hiện việc kiểm tra bằng mắt thườngvà sử dụng vớicácdụng cụ cần thiết.

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài van.

- Kiểm tra các thông số của van:

+ Loại van.

+ Số chế tạo.

+ Môi chất làm việc.

+ Tư thế lắp đặt.

+ Nơi chế tạo.

+ Áp suất thiết kế

Đơn vị đo.

Áp suất đặt (dải áp suất).

Xác định và kiểm tra tình trạng đấu nối nguồn tạo áp, thiết bị chuẩn đo.

8.3. Thực hiện phép thử và hiệu chỉnh.

8.3.1. Xác định và đặt áp suất  thử của nguồn tạo áp.

8.3.2. Tăng từ từ áp suất đến áp suất đặt theo dõi qua chuẩn đo.

8.3.3. Thực hiện phép đo theo hướng dẫn dưới đây:

- Van được kiểm tra và hiệu chỉnh ở áp suất đặt.

- Mỗi phép thử phải được thực hiện không ít hơn 03 lần.

- Sai số cơ bản cho phép khi điều chỉnh áp suất đặt : Lấy giá trị lớn hơn của :  ± 3% áp suất đặt hoặc ± 0,15 bar.

- Giới hạn độ chênh áp suất đối với van điều chỉnh được độ chênh áp tối đa là 7% và tối thiểu là 2,5% áp suất đặt trừ các van sau:

+ Van có đường kính trong <15mm thì giới hạn độ chênh áp là 15% áp suất đặt.

+ Van có áp suất chỉnh đặt < 3 bar thì giới hạn độ chênh áp là 0,3 bar.

- Giới hạn độ chênh áp suất đối với van không điều chỉnh được độ chênh áp tối đa là 15% áp suất đặt .

- Đối với môi chất nén được thì giới hạn độ chênh áp tối đa lấy bằng giá trị lớn hơn của : từ 2% đến 15% áp suất đặt hoặc 0,3 bar.

- Đối với môi chất không nén được thì giới hạn độ chênh áp tối đa lấy bằng giá trị lớn hơn của :  từ 2,5% đến 20% áp suất đặt hoặc 0,6 bar.

8.3.4. Thử kín:

- Áp suất thử kín: 90% áp suất chỉnh đặt, làm tròn theo giá trị lớn phù hợp với vạch chia của chuẩn đo.

- Phép thử kín đạt yêu cầu khi không nghe thấy tiếng xì hở của môi chất thử hoặc bằng bọt xà phòng hay các biện pháp khác mà không phát hiện thấy xì hở.

- Đối với van đối với van có yêu cầu cao của nhà chế tạo thì áp dụng phương pháp thử kín bằng phương pháp đếm bong bóng khí (xem phụ lục 1).

8.3.5.Khi thực hiện xong việc hiệu chỉnh áp suất đặt, van đạt yêu cầu thì phải niêm chì hoặc dán tem hoặc cấp giấy chứng nhận.

9. Xử lý kết quả.

9.1. Lập biên bản kiểm tra tại hiện trường theo mẫu quy định vớiđầyđủ các nội dung của biên bản (ban hành kèm theo quy trình này).

9.2.Thông qua kết quả kiểm tra tại hiện trường:

Thành phần tham gia thông qua kết quả kiểm tra tối thiểu phải có các thành viên sau:

          - Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở uỷ quyền.

          - Người được giao tham gia chứng kiến kiểm tra.

Khi biên bản được thông qua, kiểmđịnh viên, người tham gia chứng kiến kiểm trahoặc chủ cơ sở cùngkývào biên bản hiện trường

9.3. Chu kỳ kiểm tra: 1 năm/lần hoặc theo chu kỳ kiểm định của thiết bị sử dụng.

 

 

PHỤ LỤC 1

THỬ KÍN BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẾM BÔNG BÓNG KHÍ

(ASME - API 527 - 1991)

 

1.   Thiết bị: theo sơ đồ thiết bị dưới đây

 

 

2.   Môi chất thử : Khí nén hoặc khí trơ.

3.   Áp suất thử:

- Áp suất thử bằng 90% áp suất chỉnh đặt đối với van có áp suất chỉnh đặt lớn hơn 3,45 bar

- Áp suất thử nhỏ hơn 0,345 bar so với áp suất chỉnh đặt đối với van có áp suất chỉnh đặt nhỏ hơn hoặc bằng 3,45 bar

4.   Thời gian duy trì áp suất thử kín.

- Luôn luôn duy trì áp suất thử kín trước van.

- Xác định bông bóng khí trong thời gian như sau:

+ Đối với van có đường kính định mức nhỏ hơn hoặc bằng 50mm : 01 phút.

+ Đối với van có đường kính định mức lớn hơn 50mm đến nhỏ hơn 150mm: 02 phút.

+ Đối với van có đường kính định mức từ 150mm  trở lên: 05 phút

Các bài viết khác