Dịch vụ

Bảo dưỡng bồn LPG

1. Nguyên tắc chung:

- Quy trình được áp dụng đối với tất cả các hệ thống Bồn chứa LPG

- Hệ thống Bồn chứa LPG trong quy trình này chỉ bao gồm các hệ thống lắp đặt tại nơi tiêu thụ của khách hàng, nhập và cung cấp LPG cho các thiết bị phục vụ trực tiếp cho sản xuất.

- Hệ thống Bồn chứa LPG, bao gồm cả các thiết bị chịu áp lực, yêu cầu vận hành thường xuyên, bảo đảm an toàn tuyệt đối. Do vậy phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên theo yêu cầu kỹ thuật nhằm duy trì hoạt động của thiết bị, kéo dài tuổi thọ, phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, thay thế các vật tư thiết bị hỏng hóc đảm bảo yêu cầu vận hành.

- Việc kiểm định và kiểm định lại bồn chứa và các thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khác thực hiện theo quy định hiện hành của các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền. 

2. Các hạng mục kiểm tra bảo dưỡng:

- Bồn chứa LPG và thiết bị trên bồn.

- Hệ thống đường ống dẫn khí, lỏng.

- Hệ thống tiếp địa chống sét.

- Hệ thống van bồn.

- Máy hoá hơi.

- Hệ thống điện cho máy hoá hơi.

- Hệ thống van, thiết bị trên đường ống.

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC).

3. Kiểm tra, bảo dưỡng đối với bồn chứa LPG và thiết bị trên bồn:

- Định kỳ 01 năm 01 lần thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra khả năng hoạt động của đồng hồ đo mức, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ trên bồn bằng mắt thường. Xem xét khu vực xung quanh chân nối giữa các đồng hồ với bồn, nếu có gỉ sét thì cạo sạch và bôi mỡ bảo quản tránh tiếp xúc với môi trường.

+ Thực hiện việc kiểm định các thiết bị đo trên bồn.

- Định kỳ 02 năm 01 lần thực hiện công việc sau:

+ Thực hiện các công việc tại mục 3.1

+ Vệ sinh, cạo gỉ, bôi mỡ chống gỉ những chỗ gỉ nhỏ.

+ Khám xét bên ngoài nhằm phát hiện các thiếu xót có thể xảy ra như sau:

Các chỗ nứt, rạn, móp, phồng, các chỗ gỉ mòn … trên thành bồn và thiết bị trên bồn.

Các phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn không hoàn hảo.

Các chi tiết bắt xiết bị mòn.

+ Nếu thấy có hiện tượng hư hỏng lớp bảo vệ phía bên ngoài thành bồn thì cần phải tháo gỡ từng phần hoặc toàn bộ lớp bảo vệ đó để phát hiện cho hết những chố hư hỏng.

+ Thực hiện việc kiểm định toàn bộ bồn chứa và thiết bị (đối với hệ thống bồn chứa LPG đã sử dụng lâu hơn 6 năm).

- Định kỳ 06 năm 01 lần thực hiện các công việc sau.

+ Thực hiện các công việc như mục 3.1, 3.2.

+ Thực hiện việc kiểm định bồn LPG theo đúng qui định (đối với bồn mới đưa vào sửa dụng lần đầu, chưa được thực hiện việc kiểm định định kỳ).

Toàn bộ các đường hàn được kiểm tra siêu âm.

Thử thuỷ lực ở áp suất 27 kg/cm2.

Thử kín ở áp suất 18 kg/cm2.

Dùng máy kiểm tra độ dầy để kiểm tra độ dầy của vỏ bồn. Kiểm tra độ ăn mòn cho phép theo hồ sơ thiết kế chế tạo.

4. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống tiếp địa chống sét:

- Hằng năm phải có kiểm tra điện trở tiếp địa để đảm bảo an toàn.

- Kiểm tra đầu tiếp xúc, làm sạch điểm tiếp xúc của dây tiếp địa. Kiểm tra nhằm bảo đảm các kẹp nối, đầu nối phải chặt, tiếp xúc tốt. Bôi mỡ bảo quản đầu tiếp địa chống han gỉ.

- Dùng máy đo điện trở kiểm tra:

+ Điện trở tiếp đất với hệ thống chống sét riêng biệt cần đảm bảo R ≤ 4W.

+ Điện trở tiếp đất với hệ thống chống tĩnh điện đảm bảo R ≤ 1W.

+ Điện chở tiếp đất với hệ thống chống sét chung với chống tĩnh điện: R ≤ 1W.

+ Nếu lớn hơn phải xử lý đóng thêm cọc, hàn thêm dây tiếp địa hoặc xử lý nền đất chỗ đóng cọc để các giá trị đo đạt tới trị số yêu cầu.

5. Kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống van bồn:

- Định kỳ 06 tháng 01 lần thực hiện các công việc sau.

+ Kiểm tra bằng mắt thường, nếu có gỉ sét trên bích nối, tay cầm thì làm sạch và sơn chống gỉ.

+ Kiểm tra hoạt động của van bằng cách vận hành đóng mở van. Nếu phát hiện chu trình hoạt động đóng mở bị cản trở thì tháo sửa chữa hoặc thay thế.

+ Kiểm tra thử kín các van chặn của bồn. Dùng nước xà phòng kiểm tra các chỗ nối bích, ren với đường ống. Nếu có rò rỉ thì xiết lại đai ốc và kiểm tra lại.

- Định kỳ 02 năm 01 lần thực hiện công việc sau: Kiểm tra van an toàn và thực hiện kiểm định định kỳ (thời gian kiểm định van an toàn bằng đúng thời gian kiểm định bồn chứa LPG).

6. Kiểm tra, bảo dưỡng đối với máy hoá hơi:

- Qui trình bảo dưỡng, kiểm tra máy hóa hơi được thực hiện theo tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng thiết bị của từng loại máy hóa hơi cụ thể do nhà sản xuất cung cấp.

- Tuy nhiên đối với những máy hóa hơi thông thường thì thực hiện những công việc sau:

* Định kỳ 06 tháng 01 lần thực hiện các công việc sau:

- Thay nước (lưu ý: dùng nước theo hướng dẫn quy định của nhà sản xuất thiết bị).

- Nạp thêm chất chống ăn mòn.

- Đồng hồ đo nhiệt độ, đồng hồ đo áp suất: Kiểm tra bằng mắt thường những biến dạng, vết sứt mẻ ở bên ngoài đồng hồ, kiểm tra sự dao động của kim.

- Bộ phận xác định mức nước: Kiểm tra bằng mắt thường những hư hỏng nứt vỡ.

- Bộ phận ổn nhiệt: Căn cứ vào nhiệt độ của nước, hệ thống đèn báo để đánh giá khả năng hoạt động.

- Tiến hành xả đáy để loại bỏ các cặn trong máy.

- Kiểm tra hoạt động của máy hoá hơi.

* Định kỳ 02 năm 01 lần thực hiện các công việc sau:

- Thay thế các bộ phận bị mài mòn như vòng đệm chữ O, màng lọc và các chi tiết khác cần thay thế.

- Kiểm tra thiết bị ổn nhiệt, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ, van phao, bộ phận gia nhiệt.

* Kiểm tra hoạt động tổng thể của máy hoá hơi.

7. Kiểm tra điện cho máy hoá hơi: Kiểm tra điện cho máy hoá hơi theo định kỳ cần kiểm tra và ghi biên bản những thông số sau:

- Đo dòng điện làm việc của bộ gia nhiệt, so sánh với dòng điện định mức.

- Đo điện áp cung cấp điện đến bộ gia nhiệt.

- Đo cách điện của bộ gia nhiệt với vỏ phải đạt yêu cầu của thiết bị.

- Kiểm tra độ chính xác, độ nhậy đóng cắt của bộ thermostat (Nhiệt độ cắt trên, nhiệt độ cắt dưới). Phải đặt nhiệt độ theo đúng quy định (cấm đặt mức nhiệt độ cao hơn cho phép).

- Kiểm tra hệ thống dây điện, ống bảo vệ các tiếp điểm:

+ Các ống thép, ống mềm, đầu nối, hộp cáp khô, mặt bích đậy kín bộ gia nhiệt… để bảo vệ dây điện phải chắc chắn kín.

+ Với loại tủ điện điều khiển không phòng nổ của máy hoá hơi phải đặt cách xa vùng nguy hiểm cháy nổ.

+ Các thiết bị đóng cắt, cầu chì… Trong tủ điện phải ở trạng thái hoạt động tốt.

+ Đầu cốt, tiếp điểm, mối nối trong những thiết bị điện phải tiếp xúc tốt, không có vết cháy đen, vỏ dây điện không bị chẩy.

- Kiểm tra trạng thái hoạt động của đèn báo, còi hiệu trong tủ điện (nếu có).

- Kiểm tra nút cắt điện khẩn cấp (nếu có).

8. Kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống van, thiết bị trên đường ống:

* Định kỳ 06 tháng 01 lần thực hiện các công việc sau:

- Các van đóng, mở đường ống.

+ Kiểm tra bề ngoài của van, mức độ ăn mòn, nứt xước. Làm sạch van, bôi mỡ chống ăn mòn cho van.

+ Kiểm tra hoạt động của van bằng cách đóng mở van. Nếu gas không đi qua hoặc van bị kẹt thì xác định nguyên nhân, tiến hành sửa chữa hoặc thay thế.

+ Kiểm tra độ kín của van.

- Đồng hồ đo áp suất:

+ Kiểm tra đồng hồ đo áp suất trên đường ống bằng mắt thường. Nếu phát hiện có sai hỏng thì tiến hành sửa chữa hoặc thay thế, nên chọn các áp kế có vùng hoạt động của kim chỉ thích hợp từ 1/3 đến 2/3 thang đo.

+ Định kỳ kiểm định 1năm/lần hoặc do cơ quan kiểm định qui định.

- Các van điều áp:

+ Kiểm tra hoạt động của điều áp, theo dõi áp suất trước và sau điều áp thông qua đồng hồ đo áp suất.

+ Kiểm tra áp suất sau điều áp xem có đúng với mức thích hợp không. Nếu không đúng thì hiệu chỉnh bằng cách sử dụng nút chỉnh trên điều áp. Khi có sai hỏng thì ngắt nguồn thay thế.

- Kiểm tra và xả cặn bầu lọc.

* Định kỳ 01 năm 01 lần làm những công việc sau: Kiểm định các thiết bị đo, van điều áp theo đúng qui định của cơ quan có thẩm quyền.

9. Kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống đường ống:

* Định kỳ 06 tháng 01 lần thực hiện kiểm tra rò rỉ các mối hàn, đầu nối bích, nối ren:

- Kiểm tra bằng phương pháp dùng nước xà phòng, khi phát hiện rò rỉ thực hiện các biện pháp khắc phục:

+ Nếu chỗ nối bích bị rò rỉ thì xiết lại đai ốc. Trường hợp vẫn không khắc phục được thì ngắt hệ thống và thay gioăng.

+ Nếu chỗ nối ren bị rò rỉ thì cuốn lại băng keo, sử dụng keo chuyên dùng để làm kín.

+ Nếu mối hàn bị rò rỉ thì tiến hành cô lập đoạn ống bị rò rỉ tháo riêng đoạn ống ra khu vực an toàn và tiến hành hàn sửa chữa. Trường hợp không thể tháo riêng đoạn ống thì phải đuổi hết hơi gas trong đường ống bằng khí trơ, sau đó hàn lại.

- Sau khi khắc phục xong, kiểm tra lại bằng khí nén và cho hệ thống hoạt động trở lại.

* Định kỳ 01 năm 01 lần thực hiện các công việc sau: Tùy theo tình hình thực tế, nếu ống bị han gỉ nhiều thì vệ sinh han gỉ, sơn mới hệ thống đường ống dẫn Gas: Sơn 02 lớp chống gỉ + 01 Lớp màu.

10. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC:

* Phương tiện chữa cháy di động:

- Kiểm tra số lượng và vị trí đặt các bình chữa cháy (Bình CO2, bình bọt hoá học). Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị chữa này bằng cách kiểm tra áp suất, khối lượng.

- Kiểm tra, bảo dưỡng các bình chữa cháy theo đúng yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

* Hệ thống chữa cháy cố định:

- Bao gồm các bơm chữa cháy, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, ống cuốn, lăng phun và ống phun nước lắp trên bồn.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng cơ khí, điện, chế độ hoạt động của hệ thống máy bơm.

- Thường xuyên kiểm tra mức nước trong bể mồi và trên đường ống hút của máy bơm chính, nếu hết nước phải mồi.

* Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo rò gas, báo cháy: Thiết bị báo rò gas, kiểm tra và ghi biên bản những thông số sau:

- Kiểm tra sự hiển thị của các đèn báo hiệu.

- Kiểm tra sự báo hiệu của còi báo động.

- Kiểm tra sự làm việc của nút báo cháy.

- Kiểm tra độ nhậy của các đầu báo cháy.

- Kiểm tra dây điện và nguồn điện cấp thiết bị báo cháy (Kiểm tra ắc quy nếu có).

- Đo điện áp cấp cho thiết bị.

- Kiểm tra tên hoặc số vị trí quy định đặt đầu báo cháy.

* Chú ý: Khi tháo và đo kiểm tra điện, phải thực hiện đúng biện pháp PCCC.

11. Công việc thường xuyên:

* Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống: Người quản lý, vận hành hệ thống LPG hàng ngày thực hiện công tác nhập, xuất, vận hành, quản lý giám sát hệ thống phải thực hiện các công việc sau:

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bồn, kiểm tra sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra – đo lường, các cơ cấu an toàn và các phụ tùng của bồn.

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống nhằm sớm phát hiện sự cố và thông báo kịp thời cho người chịu trách nhiệm bảo dưỡng.

- Vận hành hệ thống đúng quy trình kỹ thuật.

* Đối với máy hoá hơi:

- Kiểm tra nhiệt độ của nước tại khoang chứa nước.

- Kiểm tra mức nước sao cho phải ở trên vạch thấp nhất của đồng hồ đo mức nước. Nếu thiếu phải bổ sung (theo đúng yêu cầu kỹ thuật của máy hóa hơi).

- Kiểm tra áp suất đầu vào của gas lỏng.

- Kiểm tra áp suất gas cung cấp.

- Dùng nước xà phòng để kiểm tra độ rò rỉ gas.

- Kiểm tra các van đóng mở phải phù hợp với hướng dẫn sử dụng.

- Phải đảm bảo rằng van cổ của van an toàn ở vị trí mở.

- Phải đảm bảo đủ giá trị điện áp và cường độ dòng điện.

* Đối với đồng hồ đo áp suất: Kiểm tra thường xuyên theo giấy phép kiểm định đồng hồ đo, kiểm tra so sánh với các thiết bị khác trên hệ thống để phát hiện bất thường.

* Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị bảo vệ, an toàn PCCC:

- Báo rò gas.

- Van ngắt khẩn cấp.

- Dàn phun mưa.

- Các bình chữa cháy.

 

Các bài viết khác